Tác phẩm liên quan Biên niên ký chim vặn dây cót

  • Chương đầu tác phẩm dựa trên truyện ngắn "Chim vặn dây cót và người phụ nữ của ngày Thứ Ba"「ねじまき鳥と火曜日の女たち」, đăng trên tạp chí Shincho tháng 1 năm 1986, sau được đưa vào tuyển tập "Tái tập kích tiệm bánh mỳ" phát hành bởi Bungei vào ngày 10 tháng 4 cùng năm.[1]
  • Kano Crete và Kano Malta được dựa trên hai nhân vật cùng tên và có cùng khả năng đặc biệt trong truyện ngắn "Kano Crete"「加納クレタ」ban đầu bị các tạp chí về văn học tại Nhật Bản từ chối, sau đó được đưa vào tuyển tập "Người TV" 「TVピープル」phát hành bởi Nhà xuất bản Bungei ngày 19 tháng 1 năm 1990. Tuy nhiên Kano Crete trong truyện ngắn này tên thật là Kano Taki (加納タキ) và có số phận khác hoàn toàn so với Kano Setsuko trong Biên niên ký Chim vặn dây cót.
  • Căn nhà chất đầy quần áo cũ của Kumiko và sau đó là các bộ vest mới của Toru cùng việc Kano Crete hỏi mượn quần áo của Kumiko và cảnh Toru đốt tất cả quần áo Kumiko bỏ lại trong 1 chiếc hộp lấy cảm hứng từ Tony Takitani và người vợ quá cố của mình trong truyện ngắn "Tony Takitani" 「トニー滝谷」trích từ cuốn "Bóng ma ở Lexington"「レキシントンの幽霊」(Vợ Tony đã chết và cũng để lại 1 tủ quần áo đầy không ai sử dụng, anh thuê một người phụ nữ đến chỉ để mặc những quần áo đó, nhưng sau cùng thì cho cô ta một phần số đồ và bán hết số còn lại) phát hành bởi Bungei ngày 30 tháng 11 năm 1996.
  • Mizumaru Anzai, đồng tác giả với Haruki Murakami trong bài luận "Nhà máy của đất nước Mặt trời mọc"「日出る国の工場」đăng trên Heibonsha ngày 1 tháng 4 năm 1987, đã được phỏng vấn ở Niiagta, cùng với nhà máy tóc giả được đề cập trong bài luận, đã xuất hiện trong những bức thư của Karahasa May.
  • Các trường đoạn miêu tả nhân vật Trung úy già Mamiya đã chịu ảnh hưởng lớn từ truyện ngắn "Where I'm Calling From" của nhà văn Mỹ Raymond Carver năm 1988.
  • Những giấc mơ về phòng 208 của Toru tương tự như cặp song sinh mang số áo 208 và 209 trong Pinball, 1973 và đều lấy cảm hứng từ chương "Room 208, Hotel Trout Fishing in America" trong tiểu thuyết "Trout Fishing In America" của nhà văn Mỹ Richard Brautigan phát hành bởi Four Seasons Foundation ngày 12 tháng 10 năm 1967.
  • Wataya Noboru và Karasaha May (hay Mei) cũng là cái tên được nhắc tới trong truyện ngắn "Công việc gia đình" 「ファミリー・アフェア」in lần đầu ngày 11 tháng 12 năm 1985 trên tạp chí LEE của Shueisha, sau được đưa vào tuyển tập "Tái tập kích tiệm bánh mỳ" và bản dịch tiếng Anh được đưa vào tuyển tập "Con voi biến mất" (The Elephant Vanishes) phát hành tại Mỹ ngày 31 tháng 3 năm 1993. (Đây gần như là hình mẫu cho cả nhân vật Noboru và gia đình Wataya trong Biên niên ký chim vặn dây cót vì trong truyện ngắn này "tôi" có 1 cô gái 18 tuổi và chị gái 22 tuổi luôn chịu sức ép về tinh thần từ gia đình nhất là từ cha "tôi" là anh trai đồng thời đang vướng vào cuộc tranh cãi với em gái về Noboru- bạn trai mới nhất của cô "tôi" đã gặp Karasaha May). Bên cạnh đó, trong Pinball, 1973, nhân vật "tôi" có người đồng nghiệp tên là Watanabe Noboru, dễ làm ta liên tưởng tới Wataya Noboru, và trong "Con voi biến mất", người giữ voi cũng tên Watanabe Noboru, có điều đây là 1 ông già tầm 60 hay 70 tuổi và là nhân viên sở thú thành phố mà thôi(!)
  • Bản thảo của Biên niên ký Chim vặn dây cót đã được cắt giảm đáng kể để trở thành một tác phẩm riêng chứ không phải phần sau của cuốn Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời.
  • Nhân vật Ushikawa có mặt ở nửa sau của truyện sau này lại xuất hiện với vai trò phản diện trong 1Q84- một bộ tiểu thuyết khác của Haruki Murakami.
  • Câu hỏi về gốc rễ của bạo lực đề cập trong tác phẩm sau này cũng được lặp lại trong truyện ngắn "Đường xe điện ngầm" viết về vụ khủng bố tàu điện ngầm Tokyo tháng 3 năm 1995. Ngoài ra, các sự kiện về Chiến dịch Nomonhan đã được truyền cảm hứng từ chuyến du lịch đến Nomonhan tháng 6 năm 1994 của tác giả.